BÀI HỌC VỀ CÁCH GÌN GIỮ TÌNH YÊU NHƯ “ÔNG BÀ ANH”
Miền Bắc đang bước vào mùa mà con nghĩ là khó chịu nhất năm. Thời tiết gì mà mới hôm qua vừa lạnh khô, hôm nay đã “trở mặt”, mưa rét nồm ẩm ngay được. Lại thêm bụi mịn thành phố khiến từ trẻ con tới người lớn cứ ốm suốt thôi. Gọi điện về nhà, nghe tiếng bà ho mà con xót xa. Đang định lên tiếng hỏi han, mẹ suỵt nhẹ rồi khẽ xoay camera góc xa. Con nhìn theo, thấy ông từ đâu bước lại, trên tay là gói nhỏ màu xanh quen thuộc, nhẹ nhàng đặt cạnh bà rồi nói: “Bảo Thanh của bà đây”. Khoảnh khắc ông vừa quay đi, con thấy bà cười khẽ. Thì ra là vậy, một câu chuyện 10 năm.
Dưới mái nhà con là gia đình ba thế hệ chung sống bao đời nay. Bố mẹ đi làm xa, thỉnh thoảng mới về nhà. Tuổi thơ con gắn liền với sự chăm sóc, dạy dỗ của ông bà. Khi còn nhỏ vẫn chưa hiểu chuyện, con chỉ thấy một cuộc sống êm đềm, bình dị. Ông hơi khó tính, có chút gia trưởng, đôi khi gắt gỏng, nhưng bà chỉ xuề xòa đôi câu rồi quay đi. Con nghĩ bà thật “dễ tính”, và bao dung. Còn mẹ thì bảo: “Chỉ có bà chịu nhường ông thôi”.
Khi con dần lớn, biết nhìn nhận nhiều hơn, con mới hiểu cũng có lúc ông khiến bà buồn, bà tủi thân mà chẳng thể nói. Bà kể lại: “Ngày mới lấy nhau, có hôm ông cáu, hất đổ cả mâm cơm chỉ vì một chuyện nhỏ đấy” - “Nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi, chứ ông thương bà lắm. Sống với nhau cả nửa đời người rồi, hơn thua làm gì con nhỉ?” - Bà cười nhẹ xoa đầu con. Lúc đó con chỉ thấy hơi lạ mà chẳng biết nói gì.
Cho tới một ngày…
Vẫn nhớ Tết năm ấy con học lớp 6. Tết với chúng con luôn kỳ diệu vì được trải nghiệm đủ mọi thứ mà mỗi năm chỉ có một lần. Con háo hức tan học thật nhanh để về xem ông bắc thang hái bưởi trên tán cây cổ trước sân nhà. Nhưng lần này lạ quá, con về tới cổng rồi mà vẫn im lìm. Mẹ ra tín hiệu im lặng rồi đưa con ra góc bếp ngồi thủ thỉ. Thì ra năm nay bà thấy ông đã có tuổi, khuyên ông đừng trèo cây hái quả nữa. Nhưng bản tính cần mẫn thích tự tay làm khiến ông chẳng nghe, cứ thế mà ngã suýt trật cả tay. Bà xót ông, lần đầu tiên bà giận mà nói mấy câu hờn dỗi. Lời qua tiếng lại chẳng ai chịu ai. Bữa cơm hôm ấy nguội ngắt sau câu bỏ lại của bà: “Ông thì có bao giờ chịu hiểu người khác đâu?”. Đêm hôm ấy, con nằm phòng kế bên, chỉ nghe tiếng ông lật người, chốc chốc lại thở dài. Còn bà, có lẽ là thời tiết, có lẽ do tức giận, cơn ho lại kéo về, dài hơn mọi lần. Cả nhà mãi chẳng ai vào giấc.
Hôm sau, mấy đứa rón rén xem từng cử chỉ, nét mặt ông bà. Ông đã đi ra ngoài từ sớm. Lúc về mặt ông hơi chút ngại ngùng, từ từ lấy ra một gói màu xanh đặt cạnh bà rồi bảo: “Bà ngậm luôn cho đỡ ho rồi vào nằm nghỉ. Tôi đi nấu cơm”. Con lén nhìn, viên ngậm Bảo Thanh ư?
Trước hành động của ông, bà dù ngạc nhiên nhưng vẫn lạnh lùng chẳng nói chẳng rằng. Tới khi ông nhặt rau ngoài bếp, bà mới cầm vỉ thuốc lên, vừa ngậm vừa cười mỉm ngắm nhìn mãi không thôi, tấm tắc khen: “Chọn đúng thuốc ho Bảo Thanh nhà hay dùng rồi. Vừa trừ ho, hóa đờm, lại bổ phế, dịu họng”. Con thì thầm hỏi mẹ: “Sao Bảo Thanh có gì mà bà lại cười thế mẹ?”. Mẹ cốc đầu con rồi nói: “Ừ Bảo Thanh diệu kỳ lắm, không chỉ chữa ho, còn chữa lành cả hai trái tim cơ đấy”. Chẳng biết Bảo Thanh chữa như thế nào mà chiều hôm ấy, ngoài bếp vang tiếng ông rửa lá, bà vo đỗ, thủ thỉ bàn xem nên gói bao nhiêu bánh chưng cho vừa. Những đứa cháu thở phào nhẹ nhõm. May quá Tết vẫn còn.
Sau chuyện hôm đó, nhịp sống gia đình dù vẫn vậy, nhưng sao con thấy có gì hơi khác đi. Ông đỡ nóng tính hơn. Có lúc ông xuất hiện trong “hình tượng” mới với chiếc tạp dề, đôi đũa cả và búi rửa bát nữa. Mỗi khi trở trời, con lại thấy ông đặt vào túi áo bà một vỉ Bảo Thanh. Bà chẳng nói gì đâu, nhưng nụ cười của bà cho con biết, tình yêu của ông bà đã có thêm một mảnh ghép mà bà đã đợi rất lâu rồi.
Mẹ bảo: “Tuổi trẻ tụi bay giờ chẳng thiếu gì, thế mà yêu nhau, cãi nhau một xíu là đòi chia tay chia chân. Đây vợ chồng người ta có mỗi vỉ Bảo Thanh, mà hạnh phúc cả đời đấy”.
Đúng mẹ nhỉ, tình yêu thời “ông bà anh”, luôn chứa đầy sự trân trọng, nâng niu, giữ gìn từng chi tiết nhỏ nên bền vững cả một đời. Đó là điều mà tuổi trẻ bọn con cứ ước mơ nhưng mãi vẫn chưa noi theo được. Cảm ơn hai “tán cổ thụ” trong lòng con, cảm ơn Bảo Thanh, đã cho con một bài học về tình thương yêu lớn đến vậy.