GOM ĐỦ NỖ LỰC VÀ MAY MẮN, CHÚNG TA CÓ THỂ
CÓ NHIỀU HƠN MỘT GIA ĐÌNH
Đúng, tôi gọi đó là may mắn, bởi không lâu trước đó, điều này với tôi là không tưởng. Ấy vậy mà, đôi khi những điều nhỏ bé lại mang sức mạnh phi thường, thay đổi cuộc sống của cả một con người.
Thân con gái một mình lên Hà Nội đi học rồi đi làm, tôi xa nhà tới nay đã gần 10 năm. Bỏ lại những ưu ái của gia đình, tôi chọn vùng vẫy nơi đất khách với cái gọi là “hết mình vì đam mê, vì công việc yêu thích”. Thay vào đó, bản thân phải tự gánh vác cuộc sống, là những hôm đi sớm về khuya, là những cơn sốt cao lúc nửa đêm, là thu nhập đi lên từ con số nhỏ nhất. Tuổi 2x chênh vênh, mỗi khi tưởng chừng ổn định thì sóng gió lại ập đến.
Khi dịch Covid hoành hành, công ty cắt giảm ngân sách, cho nghỉ không lương, người làm marketing như tôi chẳng có đất dụng võ. Tôi ngồi nhà kiếm việc, không dám than với gia đình vì cố chấp. Tới khi “hai vạch”, cũng chỉ mua tạm vài vỉ thuốc đơn giản, hai hôm sau đã ngồi dậy làm việc. Những cơn ho cứ kéo theo cả ngày lẫn đêm, dai dẳng như “vận xui” trong cuộc sống của tôi. Ấy vậy mà cũng có xong đâu.
Sau dịch bệnh là thời kỳ khủng hoảng kinh tế, công ty cắt giảm nhân sự hàng loạt. Tôi không nghĩ nhiều chọn một doanh nghiệp trong lĩnh vực đầy thử thách. Phòng Marketing tôi có hơn 10 thành viên. Vốn sống khép kín nên tôi ít giao tiếp, chủ động giữ khoảng cách với mọi người, vì sợ chẳng làm được lâu, sợ không hợp ý, sợ đủ điều mơ hồ. Tôi chỉ mong mình mau chóng thích ứng công việc, đượcắn bó lâu dài. Nhưng tôi nói rồi mà, làm gì có gì êm đềm với tôi.
Vào làm mới được 2 tuần, tôi tái mắc Covid. Lần này không nghỉ phép nữa, tôi xin làm việc tại nhà. Suốt cuộc họp giao ban, tôi vừa cố dằn lại tiếng ho, lại gồng mình giữa cơn sốt để trụ lại. Bất ngờ tôi nhận được tin nhắn từ sếp:
- Em uống thuốc chưa? Em mua hạ sốt, vitamin tăng sức đề kháng (tham khảo Beroca), nước muối súc họng, thuốc ho Bảo Thanh, viên ngậm, xịt họng Betadine nhé.
Chi tiết quá! Với tôi đây là điều chưa hề có trong hành trình đi làm. Cũng từ đây, cái tên thuốc ho Bảo Thanh bắt đầu ghim vào tâm trí tôi. Viên ngậm “nhỏ mà có võ”, the mát dễ chịu, ngọt ngào như viên kẹo, thơm nhẹ hương mật ong, vỏ quýt, từ từ xoa dịu cổ họng ngứa rát, đẩy cơn ho đi đâu mất. Hay chính sự quan tâm từ một “người lạ” lại khiến tôi thấy sự cảm động chưa từng có trước giờ.
Nhưng chỉ nhiêu đó thì tôi chưa thể gọi là một gia đình. Ở nơi làm việc, chúng tôi rủ nhau chung từng bữa sáng, kể nhau nghe từ câu chuyện nhà. Các chị kể chuyện chồng, chuyện con, tíu tít mỗi ngày, quan tâm nhau từ những điều nhỏ nhất. Đặc thù công việc của chúng tôi nếu không đi thị trường thì cũng là tư vấn khách hàng, trao đổi với nhà cung cấp. Hay được gọi vui là nghề “buôn nước bọt”, lại thêm thời tiết Hà Nội vốn thất thường, đầy khói bụi khiến chúng tôi chẳng xa lạ gì với những cơn cảm cúm hay trận ho bất chợt, nhất là khi giao mùa. Mỗi lúc như thế, câu hỏi quen thuộc luôn là: “Còn Bảo Thanh không?”, hay “Chị tiện qua phòng y tế, để chị xin Bảo Thanh cho”. Bảo Thanh hiện diện trên góc làm việc của mỗi người thành thói quen, như cái cách chúng tôi quan tâm nhau mỗi ngày.
Và tất nhiên, gia đình nào mà chẳng có lúc bất đồng. Chúng tôi cũng có những cuộc họp gay gắt, những cuộc tranh cãi “nảy lửa”, nhưng chẳng để bụng bao giờ. Một cốc trà sữa, một cái cười xòa: “Thôi không cãi nhau nữa, biết là có Bảo Thanh rồi nhưng ai lại cứ rát họng vì những thứ nhỏ nhặt thế bao giờ”, thế là huề.
Cứ thế, từ lúc nào, tôi bớt đi sự e ngại với công ty, với đồng nghiệp. Tôi mạnh dạn chia sẻ nhiều hơn, đôi khi muốn ở lại phòng chẳng nỡ về. Sau rất nhiều bất ổn, có lẽ “thần may mắn” đã gõ cửa. Tôi dường như thấy sự ổn định mà mọi người hay nói khi đi làm. Nơi ấy cho tôi thấy bình yên, như khi ốm ho đã có Bảo Thanh, thì khi sóng gió tôi đã có thêm một gia đình đồng hành. Điều tôi cần làm bây giờ, có lẽ chỉ là trân trọng và gìn giữ may mắn này thật lâu, như luôn có Bảo Thanh bên mình bất cứ khi nào.