imageimage
Mã số: HL00283
Bài dự thi số 00283
  • Người tham gia:Nguyễn Thị Phương Lan
  • Địa chỉ:Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, phườn Tân Thạnh
  • Tỉnh/TP:Tam Kỳ, Quảng Nam
  • SĐT:090XXXX788
  • Thời gian:23:09 24/01/2024

BẢO THANH GẮN KẾT CÔ TRÒ CHÚNG TÔI

Bởi vì yêu mến trẻ thơ,

Em chọn nghề giáo, đến giờ vẫn say.

Mười lăm năm, những miệt mài,

Bên đàn em nhỏ đong đầy yêu thương.

Bắp ngô, bó mía ngọt đường,

Mẹ cha gói ghém lên trường cho cô.

Học trò đôi mắt ngây thơ,

Tóc vàng hoe nắng như tơ vẫn cười

Chăn trâu, đào củ sắn lùi

 Em mang lên lớp vội vùi tay cô.

Những ngày gió bấc hanh khô,

Những ngày mưa lạnh ướt đồ tím môi.

Những khi trái nắng trở trời

Trò ho, cô cũng hắt hơi, nặng đầu.

Viêm họng chẳng giữ được đâu

Cái nghề hay nói làm sao im đành?

Lại thêm bụi phấn cứ hành

Mũi viêm sụt sịt, nghe tanh mùi đờm.

Thương nhau chẳng biết gì hơn

Cô trò chia sẻ mật ong, tắc, gừng...

Ngày kia trò nhỏ ngập ngừng :

Mẹ em gửi tặng thuốc từng thử qua.

Ấm lòng, cô mới xem qua

Bảo Thanh - bổ phế, chính là trị ho.

Thử một viên, thấy thơm tho

Nghe sao như thể lòng trò ngọt thơm

Khoang miệng bỗng chốc ấm hơn

Sau dần cổ họng cũng nồng bớt khô

Vài hôm cô đã hết ho

Đờm tan, viêm họng cũng lo giã từ.

Chưa dùng, chưa biết thực hư,

Thử rồi mới thấy quá ư nên dùng.

 Hoa Linh - danh nổi khắp vùng

Chăm sóc sức khỏe người dùng bao năm.

Kế thừa và lại chút chăm

Từ bài thuốc cổ ba trăm năm rồi.

Bao nhiều tâm huyết người ơi

Dựng xây công thức tuyệt vời chữa ho

Tì bà, xuyên bối cộng cho

Mật ong, cam thảo, lại cho trần bì

Sa sâm, cát cánh, còn chi?

Phục linh, vỏ quýt, rồi thì gừng tươi...

Toàn những dược liệu tuyệt vời

An toàn, hiệu quả, điểm mười trị ho

Kể từ vỉ thuốc trò cho

Bài giảng cô lại ro ro mỗi ngày

Họng thanh, phế bổ, khỏe ngay

Hăng say lời giảng, tháng ngày tươi vui

Có khi trò sụt trò sùi

Hắt hơi hay lại dúi dùi ho khan.

Thuốc cô đã sẵn ngăn bàn

Tặng cho trò ngậm bớt ngàn lắng lo.

Có Bảo Thanh, chẳng sợ ho

Mỗi ngày lên lớp, cô trò đều vui.

Thường cái gì đầu tiên cũng để lại cho người ta những ấn tượng đặc biệt. Những năm đầu vào nghề của mình cũng thế, những tháng năm ấy đã để lại trong kí ức mình những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mười lăm năm trước, ra trường, mình rải đơn từ Đà Nẵng về Quảng Nam. Nhờ tấm bằng loại giỏi, tất cả các đơn xin việc của mình đều được chấp nhận, cuối cùng mình quyết định hủy biên chế ở Đà Nẵng để về Quảng Nam với mong muốn được dạy học trên chính quê hương mình, quan trọng hơn nữa là kết thúc 4 năm trọ học xa nhà.

Mình được phân về một trường Tiểu học ở Tam Ngọc, vùng ven của Tam Kỳ. Tiếng là xã nông thôn mới thuộc thành phố nhưng Tam Ngọc lúc đó chỉ nhộn nhịp ở dọc theo con đường lớn, còn các thôn nằm sâu bên trong, đặc biệt có thôn nằm tận chân núi thì đa số người dân chỉ làm nông nghiệp, đời sống còn khó khăn. Xóm làng ở đây mang những cái tên chân chất, gợi mùi khoai củ : Trà Lang, Đồng Nghệ, Đồng Hành,...

Trường học lúc đó đã bắt đầu tổ chức dạy học bán trú, tuy nhiên chỉ có tầm 30-40% học sinh tham gia. Phần lớn học sinh các thôn nằm sâu bên trong chỉ học các lớp ngoài bán trú, mỗi ngày học một buổi, buổi còn lại giúp mẹ cha chăn trâu, cắt cỏ... Hầu hết người dân ở đây bốn mùa bận bịu với ruộng đồng, lúc rảnh thì làm thêm, chạy chợ để kiếm thêm thu nhập. Vì thế mà một số cha mẹ chưa có được sự quan tâm đúng mức dành cho con. So với các lớp bán trú thì những lớp ngoài học sinh thường thua thiệt hơn : nhỏ con, gầy ốm và sức học cũng không bằng các lớp kia.

Có đồng nghiệp đùa bảo chỉ cần ngửi mùi lớp học là biết lớp bán trú hay lớp ngoài. Học trò mình đến lớp, nhất là đầu giờ chiều, thường mang theo cả gam mùi đặc trưng : mùi của nắng hòa với mùi của mồ hôi nghe khen khét. Với một người trẻ tuổi mang trong mình đầy nhiệt huyết và hoài bão, mình say mê giảng dạy, mình đến với các em bằng tất cả trách nhiệm và tình yêu nghề. Những ngày tháng thanh xuân ấy tuy thiếu thốn nhiều nhưng thực sự rất vui, rất tươi đẹp. Đặc biệt, mình nhận được sự yêu quý của bầy trẻ, sự tin tưởng của cha mẹ học trò. Bọn trẻ đi học hay mang theo đồ ăn vặt ở nhà, khi thì đậu phộng luộc, lúc khoai sắn, có khi vài trái bứa (mới nghĩ đến thôi đã tứa nước bọt, trái này nhìn gần giống măng cụt củ miền nam nhưng chín vàng, quả không tròn vo mà hơi thuôn, múi không trắng mà hơi vàng, đặc biệt không ngọt như măng cụt mà ngọt ngọt chua chua). Tất nhiên lần nào đem túi đồ ra, các trò cũng mời cô trước.

Với một đứa con gái nhỏ con gầy gò như mình, việc mỗi ngày đi về bốn lượt 30km thật không phải là việc dễ chịu. Thêm con đường đầy ổ chó ổ gà, ngày nắng bụi mù trời, ngày mưa lầy nhão nhoẹt. Rồi thêm mới vào nghề, mình cũng khá áp lực, chưa kể ngày nào cũng hít bụi phấn và gắng gân cổ giảng bài. Chính vì vậy mà mình rất hay bị đau vặt, cảm, ho khan và viêm họng, nhất là những lúc thời tiết giao mùa, trái gió trở trời. Rồi cả học trò của mình cũng vậy, mùa lạnh, tự đạp xe đi học, ăn mặc phong phanh, nhiều lúc nghịch dầm mưa, bọn nhỏ cũng ho và sổ mũi. Những lúc đó, cô trò thường vào trong xóm xin mật ong, tắc, gừng hay rau tần về chưng để ngậm, để uống. Cũng hiệu quả đó nhưng tác dụng hơi lâu và khá là lỉnh kỉnh.

Cho đến một lần, thấy mình ho dai dẳng cả tuần không hết, cổ họng đau đến mất tiếng, không nói được, cậu học trò nhỏ mang đến lớp 3 vỉ thuốc ho bổ phế Bảo Thanh, nói là mẹ gửi biếu cô. Và hiệu quả thật bất ngờ, cổ họng mình ấm và dịu hơn ngay khi ngậm viên đầu tiên, ba ngày sau triệu chứng ho cũng giảm đi đáng kể. Mình ngậm duy trì cho đến hết tuần, thế là khỏi hẳn, không còn ho, không còn viêm họng. Nhờ bổ phế nên hiện tượng hắt hơi và sụt sùi cũng dứt.

Thế là từ đó, trong hộc bàn giáo viên của mình lúc nào cũng có 1-2 vỉ bổ phế Bảo Thanh, lúc nào chớm ho hay đau họng là mình dùng sớm và mua thêm siro ho bổ phế Bảo Thanh để bệnh nhanh khỏi. Cả học trò cũng vậy, trưa ngủ mà nghe các con ho, mình cũng xót hết cả ruột, các trò khác cũng không ngủ được vì tiếng ho của bạn. Những lúc đó, mình lại cho học trò vài viên ngậm. Tụi nhỏ thích lắm, không chỉ bởi thuốc hiệu quả mà còn ngọt thơm như kẹo, không phải nhắm mắt nhắm mũi nuốt như trước đây chưng các bài thuốc dân gian còn nồng mùi lá, cay mùi gừng... Rời xa mảnh đất Tam Ngọc đầy nghĩa tình, mình chuyển về dạy học ở trung tâm thành phố.

Dù ở đâu cũng vậy, mình đều cần Bảo Thanh đồng hành để giữ cho cổ họng được khỏe, bài giảng được hay và đầy cảm hứng. Và cả học trò của mình ở thành thị cũng thế, đứa nào cũng thích Bảo Thanh nên dù không đau ốm vẫn cứ giả vờ húng hắng ho vài tiếng để xin cô cho một viên ngậm, dù rằng cô đã giải thích đây là thuốc chứ không phải kẹo. Cảm ơn Bảo Thanh đã có mặt trong thanh xuân của mình, không chỉ chăm sóc sức khỏe mà còn gắn kết những yêu thương của mình và đám học trò nhỏ.

Bình chọn
4
Xếp thứ 65
Bình chọn